Tranh chấp trong công ty cổ phần chủ yếu bắt nguồn từ mô hình thành lập, mối quan hệ giữa các thành viên lãnh đạo và các thỏa thuận ban đầu còn thiếu chặt chẽ nên làm nảy sinh tranh chấp. Những tranh chấp này “ảnh hưởng” không nhỏ đến sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ đưa ra cách giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần.
Tranh chấp giữa các cổ đông là gì?
Tranh chấp giữa các cổ đông là những mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp phát sinh trong quan hệ doanh nghiệp, quản lý và điều hành doanh nghiệp giữa các cổ đông, nhóm cổ đông gây tác động không nhỏ cho sự tồn tại của doanh nghiệp.
Các loại tranh chấp giữa các cổ đông phổ biến
- Tranh chấp về tư cách cổ đông: những tranh chấp giữa các CĐ sáng lập không góp tiền cổ phần, góp không đủ số cổ phần đã đăng ký; Tranh chấp về phương thức góp vốn.
- Tranh chấp trong quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp: thường xảy ra giữa các CĐ lớn, nhóm CĐ nhằm mục đích không loại họ ra khỏi HĐQT, không bãi miễn khỏi các chức danh.
- Tranh chấp phát sinh từ các quyết định của ĐHĐCĐ.
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông
Căn cứ giải quyết khi có tranh chấp
- Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
- Nghị quyết Hội đồng quản trị;
- Quyết định cá biệt của Chủ tịch Hội đồng quản trị;
- Điều lệ, nội quy công ty;
- Luật Doanh nghiệp;
- Bộ luật Tố tụng Dân sự và các văn bản hướng dẫn.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Thứ nhất, Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty KHỞI KIỆN trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc TGĐ trong các trường hợp:
- Vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty.
- Không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao;
- Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng quản trị;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
- Sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Sử dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Thứ hai, những tranh chấp về kinh doanh, thương mại được quy định tại Điều 30 của Bộ luật TTDS thuộc THẨM QUYỀN giải quyết của Tòa án:
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty;
- Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần.
- Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. - Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp cổ đông hiện nay
Nội dung đơn khởi kiện về tranh chấp nội bộ công ty
Đơn khởi kiện
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm ĐƠN KHỞI KIỆN. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có)
Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Luật Thái Hà sẽ thực hiện công việc gì cho bạn
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty, các bạn có thể lựa chọn Công ty Luật Thái Hà để hỗ trợ. Chúng tôi sẽ thực hiện các công việc:
- Tư vấn pháp luật về việc giải quyết tranh chấp
- Soạn thảo các đơn từ, văn bản liên quan tới việc giải quyết tranh chấp
- Nhận ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp
Phí dịch vụ
- Phí cố định: sẽ được thanh toán theo từng tiến độ giải quyết tranh chấp.
- Phí kết quả: thanh toán theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.
Cam kết chất lượng
- Chúng tôi luôn đặt ra nguyên tắc hàng đầu là TẬN TÂM – UY TÍN – HIỆU QUẢ, đảm bảo hoạt động tuân thủ quy định pháp luật và quy tắc đạo đức, hành nghề của luật sư.
- QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG luôn là động lực để Luật Thái Hà không ngừng cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ, mang đến cho quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình hợp tác và phát triển cùng chúng tôi.
- CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG, hạn chế và phòng ngừa tối đa các rủi ro trong quá trình kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, lâu dài.
Từ khóa: Bản án tranh chấp về quyền quản lý trong công ty cổ phần,Bản án tranh chấp doanh nghiệp,Các vấn đề liên quan đến công ty cổ phần,Tranh chấp trong quản lý và điều hành công ty TNHH,Thẩm quyền giải quyết tranh chấp nội bộ công ty,Giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp,Ví dụ về tranh chấp trong kinh doanh, Giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần