Bị mất Sổ đỏ có “nguy hiểm” không?
Sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ quan trong giúp người dân chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp về thửa đất của mình. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp về bảo quản hay các vấn đề lưu giữ giấy tờ cũng như một số vấn đề khách quan mà nhiều người sở hữu sổ đỏ bị mất hoặc bị thất lạc. Vì vậy, nhiều người không biết rằng bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ảnh hưởng gì không và thủ tục cấp lại có khó khăn không. Để làm rõ điều này, người dân cần biết được Sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
- Khái niệm Sổ đỏ
Sổ đỏ hay là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tên gọi pháp lý để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”
- Bị mất Sổ đỏ có nguy hiểm không?
Khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất thì người dân không cần quá lo lắng vì:
- Sổ Đỏ không phải là tài sản
Căn cứ khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tại Điều 115 Bộ luật này cũng quy định rõ quyền tài sản như sau:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”
Theo đó, quyền sử dụng đất là tài sản, còn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản.
Như vậy, Giấy chứng nhận chỉ là giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp (tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng khác). Hay nói cách khác, nếu mất Giấy chứng nhận thì chỉ mất giấy tờ ghi nhận quyền tài sản chứ không mất tài sản.
- Mất thì được cấp lại Giấy chứng nhận
Căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi bị mất Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có quyền đề nghị cấp lại.
Người khác không được chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp nếu không được sự đồng ý của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013, mặc dù người sử dụng đất không có quyền định đoạt quyền sử dụng đất nhưng được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn khi có đủ điều kiện.
Theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực khi được đăng ký vào sổ địa chính của cơ quan đăng ký đất đai. Mặt khác, việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp chỉ được thực hiện bởi chính người sử dụng đất hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.
Như vậy, khi Giấy chứng nhận bị mất thì người đang chiếm giữ Giấy chứng nhận cũng không thể chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở nếu không có ủy quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Theo đó, từ những quy định nêu trên thì bất kỳ lý do nào nếu Sổ đỏ bị mất thì cũng không nguy hiểm hay phải lo lắng vì Giấy chứng nhận bị mất thì quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vẫn còn, khi bị mất thì có quyền được cấp lại và người khác cũng không thể chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp nếu không được ủy quyền.
- Người khác không được chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp nếu không được sự đồng ý của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013, mặc dù người sử dụng đất không có quyền định đoạt quyền sử dụng đất nhưng được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn khi có đủ điều kiện.
Theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực khi được đăng ký vào sổ địa chính của cơ quan đăng ký đất đai. Mặt khác, việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp chỉ được thực hiện bởi chính người sử dụng đất hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.
Như vậy, khi Giấy chứng nhận bị mất thì người đang chiếm giữ Giấy chứng nhận cũng không thể chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở nếu không có ủy quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.