Dân gian thường có những bài thuốc quý hiếm để chữa bệnh. Để đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng uy tín thì cần phải xin giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
Căn cứ pháp lý
– Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
– Nghị định số 87/2011/NĐ-CP;
– Nghị định 109/2016/NĐ-CP ;
– Thông tư số 41/2011/TT-BYT;
– Thông tư số 41/2015/TT-BYT;
– Quyết định số 39/2007/QĐ-BYT ”;
– Thông tư số 278/2016/TT-BTC.
Khái niệm về bài thuốc gia truyền
Bài thuốc gia truyền là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã/phường/thị trấn sở tại và Sở Y tế công nhận.
Điều kiện của người được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
– Có đủ năng lực hành vi dân sự.
– Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
– Biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.
– Được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền: Ghi rõ quá trình hoạt động chuyên môn về YHCT của dòng tộc, gia đình và bản thân vào trong đơn xin có xác nhận của hội đông y xã, phường hay quận huyện nơi cư trú;
– Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú);
– Bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó phải ghi rõ:
+ Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị;
+ Công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng vị, liều lượng);
+ Cách gia giảm (nếu có);
+ Cách bào chế;
+ Dạng thuốc;
+ Cách dùng, đường dùng;
+ Liều dùng;
+ Chỉ định và chống chỉ định.
– Tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc:
+ Sổ theo dõi người bệnh (có ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị);
+ Danh sách người bệnh (tối thiểu từ 100 người trở lên) ở trong vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất (gồm: họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chuản đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).
– Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó theo quy định củả pháp luật hiện hành, được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận hoặc công chứng, chứng thực;
– Hai ảnh cỡ chân dung cỡ 4cm x 6cm, chụp kiểu chứng minh thư nhân dân.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thẩm quyền và thời gian cấp
Thẩm quyền thực hiện
– Cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Y tế.
– Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” và có trách nhiệm giữ bí mật bài thuốc theo quy định của pháp luật. Sở Y tế kiểm tra hồ sơ, nếu thấy hồ sơ chưa đạt yêu cầu thì hướng dẫn cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Sở Y tế thẩm định hồ sơ.
– Cá nhân nhận kết quả tại Sở Y tế.
Thời hạn:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở y tế phải thẩm định những nội dung gồm:
– Hồ sơ phải có đầy đủ thủ tục theo quy định.
– Thẩm định kết quả điều trị của bài thuốc căn cứ vào các hồ sơ gốc và xác nhận của chính quyền địa phương.
Phí thẩm định: 2.500.000 đồng/lần.
Trên đây là tư vấn về việc xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.