Dịch vụ tư vấn kế toán thuế cho doanh nghiệp

Các quy định về pháp luật Thuế luôn thay đổi, bổ sung, chính vì vậy Thuế rất phức tạp

Quý doanh nghiệp đã và đang thiếu kế toán thuế đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, không yên tâm về năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế của bộ phận kế toán của chính công ty mình? Công ty luật Thái Hà chúng tôi với đội ngũ nhân viên vững vàng nghiệp vụ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm thực tế trong các lĩnh vực làm dịch vụ kế toán thuế và thành lập doanh nghiệp trọn gói  sẽ đưa ra một số dịch vụ tư vấn kế toán thuế cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra thuế và sổ sách thường xuyên cho các doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán thuế của công ty chúng tôi bao gồm:

1. Tư vấn về chính sách thuế:

– Đăng ký mã số thuế – Kê khai thuế – Nộp thuế – Quyết toán thuế – Miễn giảm thuế – Hóa đơn – chứng từ – Khiếu nại-tố cáo.

– Những sai sót thường gặp cần tránh;

– Hướng dẫn tự tính, tự khai, tự nộp;

2. Tư vấn thực hiện dịch vụ – Thiết lập hồ sơ thuế ban đầu:

– Tư vấn, soạn hồ sơ theo mẫu của cơ quan thuế.

– Đứng tên kế toán trưởng, mua hoá đơn, sổ sách kế toán

– Tiếp xúc, giải trình hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế.

3. Tư vấn thực hiện dịch vụ – Báo cáo thuế hàng tháng:

– Báo cáo hoá đơn chứng từ mua vào, bán ra, cân đối chứng từ mua vào, bán ra;

– Lập báo cáo thuế hàng tháng bằng phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp có mã vạch 2 chiều;

– In báo cáo thuế ( duyệt ). Trực tiếp nộp báo cáo thuế tại Chi cục thuế;

4. Tư vấn thực hiện dịch vụ – Viết sổ sách kế toán thuế và Quyết toán thuế

– Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán bằng phần mềm kế toán

– Giải quyết vướng mắc phát sinh, tổ chức lưu trữ chứng từ

– Báo cáo xuất nhập tồn kho, vật tư, hàng hoá, sản phẩm

– Khấu hao tài sản cố định năm. Lập bảng lương

– Bảng cân đối tài khoản, số dư tài khoản.

– Bảng cân đối kế toán. Kết quả kinh doanh tháng/quý/ năm

– Báo cáo lưu chuyển tiền (trực tiếp – gián tiếp)

– Lập báo cáo tài chính cuối năm – Quyết toán thuế TNDN

Công ty Luật Thái Hà

Chuyên lập báo cáo tài chính, Kế toán thuế trọn gói, Quyết toán thuế,  Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, Giải thể,  Mua bán, Sáp nhập công ty Chính xác, Nhanh chóng, Minh bạch.

( Vui lòng nhấc máy gọi cho chúng tôi để tư vấn dịch vụ miễn phí)

Liên hệ Hotline:  09362249690976085206

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp – Công ty luật Thái Hà
Xem thêm >>> Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Ngày 05/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năng 2020.

Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự xác định yếu tố hình thành giá giao dịch liên kết; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong xác định giá giao dịch liên kết, thủ tục kê khai; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.
Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Về nguyên tắc áp dụng, người nộp thuế có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
Cơ quan thuế quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không công nhận các giao dịch liên kết không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết đó để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Nghị định quy định cụ thể về xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Trong đó nêu rõ tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ; Quy định tại điểm a không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác); Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Nghị định 132/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết hết hiệu lực kể từ ngày 20/12/2020.