Giấy phép kinh doanh có điều kiện

Tổ chức muốn đầu tư kinh doanh một ngành, nghề nào đó, trước hết phải xác định ba vấn đề sau đây: 1 – Ngành, nghề mình định kinh doanh có thuộc trường hợp bị cấm kinh doanh hay không?; 2 – Mình có đủ tư cách pháp lý để đầu tư kinh doanh hay không?; 3- Ngành, nghề mình định đầu tư kinh doanh có phải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không và nếu thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì điều kiện cần phải đáp ứng là gì?

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 và Khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2014 các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ “đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh” (Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp). Trên cơ sở đó, các ngành, nghề kinh doanh về cơ bản được chia thành ba nhóm:

– Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

– Các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

– Các ngành, nghề được tự do kinh doanh: không thuộc hai loại trên.

Như vậy, khi cá nhân, tổ chức muốn đầu tư kinh doanh một ngành, nghề nào đó, trước hết phải xác định ba vấn đề sau đây: 1 – Ngành, nghề mình định kinh doanh có thuộc trường hợp bị cấm kinh doanh hay không?; 2 – Mình có đủ tư cách pháp lý để đầu tư kinh doanh hay không?; 3- Ngành, nghề mình định đầu tư kinh doanh có phải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không và nếu thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì điều kiện cần phải đáp ứng là gì?.

Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2014 và Khoản 1 Điều 1 Luật số 03/2016/QH14 (Luật sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư 2014):

I. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ.

Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

II. Các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014:

1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.

3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

5. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

6. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.”

Hiện nay “Danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, quy định cụ thể về các điều kiện kinh doanh của từng ngành nghề và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nội dung tương ứng. Hoặc người xem có thể tham khảo  trong Phụ lục 4 của Luật số 03/2016/QH14 (được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2016 sửa đổi, thay thế Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014), kèm theo đó là các điều kiện đang được áp dụng.

Việc đăng ký kinh doanh các ngành nghề có điều kiện sẽ được thực hiện theo danh mục này. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thành lập, hoạt động kinh doanh, minh bạch hóa môi trường kinh doanh.

III. Điều kiện đầu tư kinh doanh

Về mặt pháp lý, theo quy định tại Khoản 8 – Điều 6 – Nghị định 78/2015/NĐ- CP thì “… Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động …”.

Điều kiện để đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là những yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề đó.

Bản chất của việc yêu cầu các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh chính là vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Theo Quy định tại Điều 9 – Nghị định 118/2015/NĐ-CP:

1. Cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.

2. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây:

a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện;

c) Chứng chỉ hành nghề;

d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

đ) Văn bản xác nhận;

e) Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật không được quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này;

g) Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đápứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này.

3. Mọi cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh đều có quyền được cấp các văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này. Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức và nêu rõ lý do từ chối.

4. Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy phép hoặc thực hiện các điều kiện quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp không phải ghi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Các Giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Có thể hiểu rằng, điều kiện đầu tư kinh doanh chính là các yêu cầu từ phía cơ quan quyền lực nhà nước buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện, được thể hiện cụ thể trên một hoặc một số hình thức sau (theo Khoản 2 – Điều 9 – Nghị định 118/2015/NĐ-CP):

  • Giấy phép
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
  • Chứng chỉ hành nghề
  • Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
  • Văn bản xác nhận
  • Các hình thức văn bản khác.

Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được thành lập và hoạt động kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ các điều kiện theo quy định.

Phần lớn các điều kiện kinh doanh được quy định dưới hình thức “Giấy phép” hoặc “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh”.

Giấy phép” (hay còn gọi là “Giấy phép kinh doanh”)

Khái niệm

Có thể thấy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định tách bạch giữa yêu cầu thành lập doanh nghiệp và yêu cầu về điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Các điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư. Các nhà đầu tư cứ tiến hành thành lập doanh nghiệp trước, chỉ khi nào kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì mới phải yêu cầu thỏa mãn các điều kiện kinh doanh. Chừng nào doanh nghiệp chưa cung cấp dịch vụ, hàng hóa trên thị trường thì chưa bắt buộc thỏa mãn các điều kiện kinh doanh đối với những ngành, nghề tương ứng.

Cụ thể, sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp, thì các chủ doanh nghiệp sẽ được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động trên thực tế, nếu lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động đòi hỏi phải có giấy phép của cơ quan chức năng chuyên ngành – nghĩa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì sau khi có “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, doanh nghiệp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh ngành nghề đó rồi mới được hoạt động.

Giấy phép (hay còn gọi là “Giấy phép kinh doanh”) là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép cá nhân, doanh nghiệp sở hữu nó tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực.

Như vậy, có thể hiểu “Giấy phép kinh doanh” chính là các “giấy phép con” mà doanh nghiệp phải có khi hoạt động những lĩnh vực thuộc “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” theo quy định của pháp luật (Luật Đầu tư).

Các lĩnh  vực quản lý nhà nước quy định nhiều loại Giấy phép là: Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Thông tin và Truyền thông.

Những loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay có thể kể đến như: giấy phép kinh doanh nhà thuốc, giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học), giấy phép quảng cáo truyền hình, giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, giấy phép hoạt động ngành in …

Bản chất của “Giấy phép kinh doanh”

Giấy phép kinh doanh là công cụ quản lý nhà nước mà hầu hết các nước trên thế giới điều sử dụng với các mức độ khác nhau để bảo đảm quyền quản lý nhà nước một cách chặt chẽ hơn đối với một số ngành, nghề mà việc kinh doanh đòi hỏi đáp ứng những điều kiện nhất định, bảo đảm an toàn cho khách hàng và xã hội. Thông thường, giấy phép kinh doanh còn được sử dụng như một hình thức hạn chế kinh doanh đối với những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định.

Mặt khác, Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp chính là sự đảm bảo về mặt pháp lý – đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh thể hiện sự cho phép doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện của Cơ quan Nhà nước. Do đó, nó là cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh.

Ý nghĩa về pháp lý :

– Là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.

– Là quyền kinh doanh của công dân, còn gọi là cơ chế đề nghị – cấp

Thủ tục, hồ sơ:

– Thủ tục đăng ký kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– Hồ sơ phải đầy đủ các loại giấy tờ và hợp lệ.

– Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra hồ sơ và thủ tục.

 Thời hạn tồn tại của giấy phép:

– Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi vào giấy phép.

– Đối với doanh nghiệp trong nước thì thời hạn của giấy phép kinh doanh được cấp theo quy định của pháp luật và cơ quan quản lý chuyên ngành.

Quyền hạn của Nhà nước:

Mặc dù đối tượng đăng ký kinh doanh có đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định nhưng cơ quan Nhà nước hoàn toàn có thẩm quyền từ chối không cấp giấy phép kinh doanh nếu ngành nghề đăng ký đó ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng hoặc có thể hạn chế số lượng ngành nghề kinh doanh.

Kết luận: Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ có tính chất thông hành mà có nó thì các cá nhân, các tổ chức kinh doanh được hoạt động một cách hợp pháp.

Phân biệt “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” và “Giấy phép kinh doanh”

Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 6 – Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp cho các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp và được ghi trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là Giấy phép kinh doanh”.

Về khái niệm:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” là loại giấy tờ “khai sinh” của một doanh nghiệp, trong đó có các nội dung và điều kiện cấp theo Luật Doanh nghiệp 2014. Đây là loại giấy tờ nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp, xác định được các nội dung cơ bản của doanh nghiệp: tên, địa chỉ, số vốn, ngành nghề kinh doanh, người đại diện…

– Giấy phép kinh doanh” là loại giấy “thông hành” được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh các ngành, nghề thuộc “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” theo quy định của pháp luật. Thông thường, loại giấy này được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Về bản chất:

STT Các tiêu chí Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Giấy phép kinh doanh
01 Ý nghĩa pháp  lý – Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.
– Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
– Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước.
– Là quyền cho phép (là cơ chế xin–cho)
02 Thủ tục – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Hồ sơ hợp lệ
– Đơn xin phép
– Hồ sơ hợp lệ
– Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
03 Thời hạn tồn tại – Do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.
04 Quyền của Nhà nước – Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Đủ hồ sơ, đủ Điều kiện nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế số lượng.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Có những ngành nghề mà khi tiến hành hoạt động kinh doanh, để đảm bảo an toàn trong khi hoạt động, pháp luật quy định doanh nghiệp phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện nhất định. Thông thường, đây là các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất hoặc con người của cơ sở đó. Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh”. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới được phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó.

Những yêu cầu để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong từng ngành nghề, trong từng lĩnh vực là khác nhau, do những cơ quan khác nhau cấp, theo một trình tự, thủ tục khác nhau, được quy định trong những văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau. Những điều kiện này có thể là:

– Yêu cầu về phòng chống cháy nổ

– Yêu cầu về cơ sở, vật chất tối thiểu

– Yêu cầu về vệ sinh ATTP

– Yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn công cộng

– Yêu cầu về vệ sinh môi trường

– Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng

– Yêu cầu về bảo hộ, an toàn lao động

– Yêu cầu về phương tiện vận chuyển

– Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật ….

Các lĩnh vực yêu cầu nhiều loại “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh” là: công thương, an ninh quốc phòng, y tế, giao thông vận tải, thông tin truyền thông.

Những loại giấy chứng nhận phổ biến hiện nay có thể kể đến như: giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh ATTP, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự…v…v…

Chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định. Tùy thuộc tính chất, nhu cầu quản lý của nhà nước xác định cụ thể những ngành nghề mà người hoạt động trong ngành nghề đó phải có chứng chỉ hành nghề. Doanh nghiệp kinh doanh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau được quy định trong pháp luật chuyên ngành mà yêu cầu số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề và vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp cũng khác nhau.

Các lĩnh vực thường yêu cầu có “Chứng chỉ hành nghề” là: Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng.

Về hình thức, có thể phân chia thành các nhóm:

+ Nhóm ngành, nghề yêu cầu Giám đốc (người đứng đầu cơ sở kinh doanh) phải có Chứng chỉ hành nghề.

Ví dụ: Dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân

+ Nhóm ngành, nghề yêu cầu cả Giám đốc và người khác giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp phải có Chứng chỉ hành nghề.

Ví dụ: Dịch vụ kiểm toán; Dịch vụ kế toán

+ Nhóm ngành, nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người tham gia hoạt động và người giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp.

Ví dụ: Dịch vụ môi giới bất động sản; Hành nghề dược

Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh từ việc hành nghề chuyên môn (có thể do hành động hoặc thiếu sót của người chịu trách nhiệm chuyên môn chính cũng như của nhân viên của họ) nếu có thiết lập hợp đồng bảo hiểm.

Vậy, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cũng chính là một hợp đồng bảo hiểm. Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là giấy chứng nhận sự tồn tại hợp pháp của hợp đồng bảo hiểm này. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hạn chế, giảm thiểu được trách nhiệm đối với những công việc mà đối tượng cần mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có thể phải gánh chịu, đảm bảo được đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm, góp phần mang lại sự an toàn cho người bị thiệt hại, tăng thu ngân sách cho nhà nước, giảm thiểu rủi ro trong xã hội…

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thường được áp dụng đối với một số ngành nghề chuyên môn thuộc lĩnh vực tài chính và giao thông vận tải đòi hỏi trách nhiệm cao của người hành nghề như: kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn trong ngành xây dựng, công chứng viên trong nghề công chứng, luật sư trong nghề luật…

Văn bản xác nhận

Phổ biến nhất là Văn bản xác nhận vốn mà doanh nghiệp phải có khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu về vốn. Các lĩnh vực sử dụng nhiều hình thức điều kiện này là: Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tư pháp, Ngân hàng.

III. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Ngày 22/11/2016, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” của Luật Đầu tư 2014 (số 67/2014/QH13), thuộc các lĩnh vực:

– Lĩnh vực An ninh quốc phòng – Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
– Lĩnh vực Tư pháp – Lĩnh vực Y tế
– Lĩnh vực Tài chính – Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ
– Lĩnh vực Công thương – Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội – Lĩnh vực Ngân hàng
– Lĩnh vực Giao thông vận tải – Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
– Lĩnh vực xây dựng – Lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông

Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Riêng các ngành, nghề “Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị” và “Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô” có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017.

Theo đó, ban hành Danh mục mới gồm 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

(Ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư)

STT NGÀNH, NGHỀ
1. Sản xuất con dấu
2. Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)
3. Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ
4. Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
5. Kinh doanh súng bắn sơn
6. Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
7. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
8. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp
9. Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
10. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
11. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
12. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
13. Hành nghề luật sư
14. Hành nghề công chứng
15. Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả
16. Hành nghề đấu giá tài sản
17. Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại
18. Hành nghề thừa phát lại
19. Hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản
20. Kinh doanh dịch vụ kế toán
21. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
22. Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
23. Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan
24. Kinh doanh hàng miễn thuế
25. Kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ
26. Kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
27. Kinh doanh chứng khoán
28. Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Trung tâm lưu ký chứng khoán/ Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác
29. Kinh doanh bảo hiểm
30. Kinh doanh tái bảo hiểm
31. Môi giới bảo hiểm
32. Đại lý bảo hiểm
33. Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
34. Kinh doanh xổ số
35. Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
36. Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
37. Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
38. Kinh doanh casino
39. Kinh doanh đặt cược
40. Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
41. Kinh doanh xăng dầu
42. Kinh doanh khí
43. Sản xuất, sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LPG)
44. Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
45. Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy)
46. Kinh doanh tiền chất thuốc nổ
47. Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
48. Kinh doanh dịch vụ nổ mìn
49. Kinh doanh hóa chất, trừ hóa chất bị cấm theo Công ước Quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
50. Kinh doanh rượu
51. Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá
52. Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương
53. Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa
54. Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu điện, tư vấn chuyên ngành điện lực
55. Xuất khẩu gạo
56. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
57. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
58. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng
59. Nhượng quyền thương mại
60. Kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stíc
61. Kinh doanh khoáng sản
62. Kinh doanh tiền chất công nghiệp
63. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
64. Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp
65. Hoạt động thương mại điện tử
66. Hoạt động dầu khí
67. Kiểm toán năng lượng
68. Hoạt động giáo dục nghề nghiệp
69. Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
70. Kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề
71. Kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
72. Kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
73. Kinh doanh dịch vụ việc làm
74. Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
75. Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma tuý tự nguyện
76. Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động
77. Kinh doanh vận tải đường bộ
78. Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô
79. Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô
80. Kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
81. Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô
82. Kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông
83. Kinh doanh dịch vụ sát hạch lái xe
84. Kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông
85. Kinh doanh vận tải đường thủy
86. Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện thủy nội địa
87. Kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên và người lái phương tiện thủy nội địa
88. Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải
89. Kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
90. Kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển
91. Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
92. Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
93. Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển
94. Kinh doanh khai thác cảng biển
95. Kinh doanh vận tải hàng không
96. Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam
97. Kinh doanh cảng hàng không, sân bay
98. Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
99. Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
100. Kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
101. Kinh doanh vận tải đường sắt
102. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
103. Kinh doanh đường sắt đô thị
104. Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức
105. Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm
106. Kinh doanh vận tải đường ống
107. Kinh doanh bất động sản
108. Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản
109. Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, vận hành nhà chung cư
110. Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
111. Kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng
112. Kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
113. Kinh doanh dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
114. Kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình
115. Hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài
116. Kinh doanh dịch vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng
117. Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng công trình xây dựng
118. Kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
119. Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư
120. Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng
121. Kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng
122. Kinh doanh dịch vụ tư vấn lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện
123. Kinh doanh sản phẩm amiang trắng thuộc nhóm Serpentine
124. Kinh doanh dịch vụ bưu chính
125. Kinh doanh dịch vụ viễn thông
126. Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
127. Hoạt động của nhà xuất bản
128. Kinh doanh dịch vụ in, trừ in bao bì
129. Kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm
130. Kinh doanh dịch vụ mạng xã hội
131. Kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet
132. Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
133. Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
134. Dịch vụ gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho đối tác nước ngoài
135. Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet
136. Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn”
137. Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
138. Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
139. Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
140. Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non
141. Hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông
142. Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
143. Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
144. Hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên
145. Hoạt động của trường chuyên biệt
146. Hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
147. Kiểm định chất lượng giáo dục
148. Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
149. Khai thác thủy sản
150. Kinh doanh thủy sản
151. Kinh doanh thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi
152. Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi
153. Kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
154. Kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá
155. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã theo Phụ lục của Công ước CITES
156. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm không quy định tại Phụ lục của Công ước CITES
157. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường
158. Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên quy định tại Phụ lục của Công ước CITES
159. Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo quy định tại Phụ lục của Công ước CITES
160. Kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
161. Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
162. Kinh doanh dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
163. Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
164. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực vật
165. Kinh doanh thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
166. Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật về thú y
167. Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm, phẫu thuật động vật
168. Kinh doanh dịch vụ tiêm phòng, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật
169. Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y (bao gồm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản)
170. Kinh doanh chăn nuôi tập trung
171. Kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
172. Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
173. Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
174. Kinh doanh phân bón
175. Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm phân bón
176. Kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi
177. Kinh doanh giống thủy sản
178. Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng, giống vật nuôi
179. Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản
180. Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
181. Kinh doanh sản phẩm biến đổi gen
182. Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
183. Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV
184. Kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô
185. Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi
186. Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm
187. Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng
188. Kinh doanh dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
189. Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
190. Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
191. Kinh doanh dược
192. Sản xuất mỹ phẩm
193. Kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng y tế
194. Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế
195. Kinh doanh trang thiết bị y tế
196. Hoạt động của cơ sở phân loại trang thiết bị y tế
197. Kinh doanh dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế
198. Kinh doanh dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ (bao gồm: giám định về quyền tác giả và quyền liên quan, giám định sở hữu công nghiệp và giám định về quyền đối với giống cây trồng)
199. Kinh doanh dịch vụ tiến hành công việc bức xạ
200. Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
201. Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
202. Kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
203. Sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy
204. Kinh doanh dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ
205. Kinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ
206. Kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim
207. Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật
208. Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch dự án, tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
209. Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường
210. Kinh doanh dịch vụ lữ hành
211. HĐTT của doanh nghiệp thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
212. Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu
213. Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
214. Kinh doanh dịch vụ lưu trú
215. Kinh doanh dịch vụ giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng
216. Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
217. Xuất khẩu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; nhập khẩu hàng hóa văn hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
218. Kinh doanh dịch vụ bảo tàng
219. Kinh doanh trò chơi điện tử (trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên mạng)
220. Kinh doanh dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai
221. Kinh doanh dịch vụ về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
222. Kinh doanh dịch vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm của hệ thống thông tin đất đai
223. Kinh doanh dịch vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
224. Kinh doanh dịch vụ xác định giá đất
225. Kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ
226. Kinh doanh dịch vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
227. Kinh doanh dịch vụ khoan nước dưới đất, thăm dò nước dưới đất
228. Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
229. Kinh doanh dịch vụ điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch, đề án, báo cáo tài nguyên nước
230. Kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản
231. Khai thác khoáng sản
232. Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại
233. Nhập khẩu phế liệu
234. Kinh doanh dịch vụ quan trắc môi trường
235. Kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải
236. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
237. Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
238. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
239. Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
240. Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
241. Hoạt động ngoại hối của tổ chức không phải là tổ chức tín dụng
242. Kinh doanh vàng
243. Hoạt động in, đúc tiền

Tư vấn xin cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện

Khi khách hàng cần xư vấn xin giấy phép kinh doanh có điều kiện tại Luật Thái Hà sẽ được hưởng những dịch vụ ưu đãi của công ty như:

  • Tư vấn miễn phí cho quý khách những vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép như:
    • Tư vấn quy định về việc cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện
    • Tư vấn những thủ tục xin giấy phép kinh doanh có điều kiện
    • Tư vấn các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu cần có để xin giấy phép
    • Tư vấn một số vấn đề khác liên quan.
  • Kiểm tra và đánh giá tính pháp lý của giấy tờ và yêu cầu tư vấn mà khách hàng cung cấp:
    • Trên cơ sở yêu cầu cũng như tài liệu mà khách hàng cung cấp, các luật sư tư vấn của Nam Việt Luật sẽ phân tính và đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ với các yêu cầu thực hiện công việc
    • Nếu khách hàng cần luật sư gặp mặt, đàm phán, trao đổi trong việc xin giấy phép kinh doanh có điều kiện, Nam Việt Luật sẽ sắp xếp một buổi hẹn theo yêu cầu
    • Đại diện cho khách hàng công chứng, dịch thuật các giấy tờ có liên quan.

Đến với Thái Hà chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn xin giấy phép kinh doanh có điều kiện giá rẻ, chính xác và nhanh nhất.