Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cần phải tiến hành các bước đăng ký theo trình tự, thủ tục đảm bảo theo luật chuyên ngành và Luật Đầu tư.
Bài viết sẽ hướng dẫn các trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật Việt Nam.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Pháp luật việt Nam quy định, kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Theo đó, các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2014).
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật của Luật đầu tư và được sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 gồm 243 ngành, nghề với số lượng ngành, nghề này, các doanh nghiệp được chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
Để được kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì bắt buộc giám đốc, người đứng đầu hoặc cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp đó phải có chứng chỉ hành nghề. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau được quy định trong pháp luật chuyên ngành mà yêu cầu số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề và vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp cũng khác nhau. Chứng chỉ hành nghề phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
Quy trình thành lập doanh nghiệp cũng được quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ – CP, ngày 14/9/2015 theo hướng tập trung tại một cơ quan đầu mối. Đó chính là Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư.
– Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp; lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
– Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông).
– Lựa chọn đặt tên công ty.
– Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty;
– Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh;
– Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty;
– Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh;
Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh là sở kế hoạch đầu tư hoặc nộp hồ sơ thông qua cổng thông tin điện tử.
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Sau khi làm xong thủ tục xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp phép họat động đối với những nghành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đã xin phép.