07 điều cần biết về Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Bộ luật Lao động năm 2012, Hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là “HĐLĐ”) là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

2. Các loại Hợp đồng lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động năm 2012, HĐLĐ phải được giao kết theo một trong các loại sau: HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Tùy vào từng loại HĐLĐ cụ thể, sẽ có sự khác nhau về thời hạn của HĐLĐ, trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, khi tham gia các loại bảo hiểm,…

Mời quý thành viên xem chi tiết tại bài viết: Sự khác nhau giữa 03 loại hợp đồng lao động thông dụng.

3. Nội dung của Hợp đồng lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Bộ luật Lao động năm 2012, nội dung HĐLĐ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi những sai sót khi soạn thảo HĐLĐ như sử dụng căn cứ áp dụng đã hết hiệu lực, không đủ thông tin của người sử dụng lao động hoặc người lao động, không ghi cụ thể địa điểm làm việc,…

Để có thể được kiểm tra, rà soát sơ bộ khía cạnh pháp lý của Hợp đồng lao động, Nội quy lao động hay Thỏa ước lao động tập thể, quý thành viên có thể truy cập vào tiện ích Review Hợp đồng Online và gửi các văn bản cần review nêu trên cho hệ thống xử lý, hỗ trợ review theo yêu cầu.

4. Giao kết Hợp đồng lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Bộ luật Lao động năm 2012, doanh nghiệp phải giao kết HĐLĐ bằng văn bản với từng người lao động làm việc cho mình, mỗi bên sẽ giữ 01 bản; trừ các công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói.

5. Thẩm quyền giao kết Hợp đồng lao động với người lao động

Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 14 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH, việc ký kết HĐLĐ của doanh nghiệp với người lao động sẽ thuộc thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Trường hợp hai bên giao kết HĐLĐ mà người ký kết HĐLĐ với người lao động không phải là những người có thẩm quyền thì HĐLĐ đã ký kết không phát sinh hiệu lực và được xác định là hợp đồng vô hiệu toàn bộ theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 50 của Bộ luật Lao động năm 2012.

Mời quý thành viên xem chi tiết tại các bài viết:

– Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

– Hợp đồng lao động vô hiệu, xử lý như thế nào?

6. Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động năm 2012, các trường hợp chấm dứt HĐLĐ bao gồm:

– Hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động năm 2012;

– Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ;

– Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ;

– Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu;

– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án;

– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải;

– Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ;

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ;

– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp.

7. Phân biệt Hợp đồng lao động với một số loại hợp đồng khác

Phân biệt HĐLĐ với Hợp đồng làm việc:

– Chủ thể của hợp đồng làm việc là viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

– Chủ thể của HĐLĐ là người lao động và người sử dụng lao động.

8. So sánh sự khác nhau giữa các loại hợp đồng trong lao động

Hợp đồng Học việc Hợp đồng Thử việc Hợp đồng Cộng tác viên
Khái niệm Là dạng hợp đồng đào tạo, có thể người học việc phải trả học phí đào tạo cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng trả lương cho người học việc nếu làm ra sản phẩm dựa trên giá thành thực tế và chất lượng sản phẩm. Là một quá trình để đi đến thống nhất ký hợp đồng lao động, thời gian thử việc theo quy định của pháp luật. Là người không hoặc chưa nằm trong biên chế của một dự án, một công ty hoặc một cơ quan tổ chức. Nên cộng tác viên (CTV) thường là công việc hợp tác với  nơi có nhu cầu tuyển dụng về một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Công việc – Bản chất của hợp đồng này là NSDLD tiến hành đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho NLD chưa có kiến thức và/hoặc kỹ năng đối với công việc yêu cầu để NLD có thể tự làm việc sau khi hoàn thành khóa học. 

– Hợp đồng đào tạo nghề phải có nghề đào tạo, địa điểm và thời hạn đào tạo, chi phí đào tạo,… Đồng thời, NSDLD cũng phải báo chương trình đào tạo rõ ràng cho NLD.

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Thường làm việc theo thảo thuận giữa cá nhân với người quản lý của dự án, công ty hoặc cơ quan tổ chức  đó.  Cộng tác viên thường làm công viêc được phân công theo yêu cầu của công ty, thường theo khả năng và  trình độ chuyên môn mà cộng tác viên có thể đáp ứng
Quyền lợi – Hiện nay pháp luật không có quy định về “Hợp đồng học việc”. Liên quan đến việc học nghề, tập nghề, (Điều 61,62 BLLD 2019) Theo đó, nếu NSDLD tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề (thực tế còn được thể hiện bằng Hợp đồng học việc, Cam kết đào tạo). 

– Người học việc không đóng học phí

– Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện

– Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì NSDLD phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. 

– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

 

Nghề công tác viên thường không yêu cầu trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nề. Do đó, quyền lợi khi là cộng tác viên thường do nhà tuyển dụng và cộng tác viên đó tự thỏa thuận học kế toán thực hành ở đâu
Tiền lương Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được NSDLD trả lương theo mức do hai bên thoả thuận Người thử việc trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được NSDLD trả lương theo mức do hai bên thoả thuận Hợp đồng với CTV có bản chất là thỏa thuận dân sự giữa các bên để thực hiên một hay nhiều công việc và có trả thù lao
Thời gian Về thời gian học nghề sẽ phụ thuộc vào mục tiêu trình độ đào tạo nghề: 

– Mục tiêu trình độ nghề sơ cấp: Thời gian đào tạo 3 tháng đến dưới 1 năm

– Mục tiêu trình độ nghề trung cấp: Thời gian đào tạo từ 1 năm đến 2 năm

– Mục tiêu trình độ nghề cao đằng: thời gian từ 2 năm đến 3 năm

– Daỵ nghề thường xuyên: thời gian linh hoạt, phù hợp với yêu cầu việc làm. giá fob

Chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc: Đảm bảo thời gian thử việc tối đa: không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác Thời gian do 02 bên thỏa thuận, thường mang tính ngắn hạn
Chế độ – Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. 

– Trường hợp NLD được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

– Quyết định 595/QĐ-BHXH Không thấy có quy định thu BHXH bắt buộc với người học nghề, học việc theo hợp đồng đào tạo nghề. Tuy nhiên, đối với người học nghề theo đào tạo nghề công ty có thể hỗ trợ tiền đóng BHXH, BHYT tự nguyện.

– Sau thời gian học nghề, khi người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên với NSDLD, thì phải tham gia BHXH bắt buộc, công ty và NLD phải đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng thử việc không phải đóng bảo BHXH vì trong nội dung của hợp đồng này không nhắc đến việc đóng bảo hiểm xã hội như hợp đồng lao động. 

Tuy nhiên trong trường hợp,  thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà  lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì NSDLD và NLD phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động phí iss

 

HĐ Cộng Tác Viên không phải là HĐ Lao Động nên không bị ràng buộc bởi các điều khoản của Luật Lao động, Luật BHXH… lc

Như vậy, về cơ bản sự khác nhau giữa hợp đồng học việc, thử việc và cộng tác viên sẽ khác nhau ở định nghĩa  loại hợp đồng, công việc, quyền lợi, tiền lương, thời gian và chế độ.