Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Luật Thái Hà chuyên tư vấn và thực hiện xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, xin phù hiệu xe cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT thì xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô là điều kiện bắt buộc trước khi Doanh nghiệp sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Luật Thái Hà chuyên tư vấn và thực hiện hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô gửi đến Quý khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

1. Trình tự thực hiện xin giấy phép kinh doanh vận tải

Xin giấy phép vận tải được thực lần lượt theo các bước sau:

Bước 1 Bước 3 Bước 3 Bước 4
Nộp hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải Thẩm định hồ sơ và cấp giáy phép Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sau khi có giấy phép nộp đơn xin cấp phù hiệu

2. Xin Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

– Giấy tờ cần chuẩn bị:

STT TÊN GIẤY TỜ SỐ LƯỢNG Ghi chú
1 Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (doanh nghiệp)  hoặc hợp tác xã 02 Bản sao có chứng thực
2 Bằng cấp của người điều hành vận tải

– Nếu bằng cấp là đại học thì ngành nghề nào cũng được

– Riêng bằng Trung cấp thì yêu cầu phải là ngành vận tải hoặc kỹ thuật.

02 Bản sao có chứng thực
3 Giấy xác nhận kinh nghiệm 03 năm điều hành vận tải 01 Bản chính
4 Tên thiết bị giám sát hành trình, công ty cung cấp hoặc hợp đồng với đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình (Nếu có)    

3. Báo giá và thời gian thực hiện

– Phí dịch vụ Luật Thái Hà: 4.000.000 (Bốn triệu đồng)/ giấy phép tại Hà Nội;
– Phí trên chưa bao gồm 10% thuế GTGT
– Thời gian thực hiện: 5-10 ngày làm việc.
* Hiện nay, đa số các ngành nghề đều không cần xin giấy phép con khi thành lập công ty nhưng phải xin giấy phép con khi đăng ký hoạt động.

Lưu ý:

– Khi hoạt động kinh doanh vận tải, theo lộ trình đều phải lắp hộp đen định vị và phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xin cấp phù hiệu xe đối với các loại hình sau:

  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô (Trường hợp này được cấp biển hiệu, không cần xin cấp phù hiệu)

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô không thu tiền trực tiếp khi thuộc một trong các trường hợp sau :
  • Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
  • Có từ 05 xe trở lên.
  • Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.

– Trong trường hợp nếu không có bằng cấp của người điều hành vận tải (mục số 3) hoặc nếu không có giấy xác nhận kinh nghiệm của người điều hành vận tải (mục số 4) thì có thể liên hệ trực tiếp Luật Thái Hà để được hỗ trợ.
– Doanh nghiệp phải xin Giấy phép KDVT tại Sở GTVT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Và được bán vé trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp chỉ thực hiện dịch vụ vận tải hành khách một tuyến cố định từ Tỉnh A (đặt trụ sở) đến Tỉnh B và chiều ngược lại. Thì tại địa điểm Tỉnh B doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện để bán vé của doanh nghiệp.
– Trường hợp công ty thành lập chi nhánh tại Tỉnh khác với Tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở thì phải xin Giấy phép kinh doanh vận tải cho chi nhánh.

Lưu ý:

Sau khi Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh về vận tải, Doanh nghiệp cần đăng ký xin cấp phù hiệu cho xe ô tô theo quy định  – (Xem chi tiết Xin cấp Phù hiệu tại đây)

4. Các tư vấn quan trọng của Luật Thái Hà

– Tư vấn các loại hình kinh doanh vận tải phải xin giấy phép kinh doanh vận tải – phù hiệu xe
– Tư vấn xin Giấy phép kinh doanh vận tải cho chi nhánh
– Tư vấn về thiết bị giám sát hành trình, bằng cấp và giấy xác nhận kinh nghiệm của người điều hành
– Tư vấn thay đổi các nội dung, cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải
Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô – phù hiệu xe, các chuyên gia của Luật Thái Hà sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.

Xem thêm >>> Thủ tục Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (ngày 02/07/2014)

a, Trình tự thực hiện:

Bước 1: Doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh có nhu cầu xin Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đến phòng vận tải – Sở giao thông vận tải để được hướng dẫn thủ tục hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng vận tải  vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần trừ ngày lễ, ngày chủ nhật. Chuyên viên sẽ kiểm tra thẩm định tính pháp lý của hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ đầy đủ nhận hồ sơ và viết giấy hẹn ngày trả kết quả;

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu chuyên viên có trách nhiệm thông báo cho Doanh nghiệp kinh doanh những thủ tục thiếu và yêu cầu bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ;

Bước 3: Trả kết quả.

– Trả kết quả tại Phòng vận tải;

+ Nộp lệ phí tại phòng vận tải;

+ Trao  Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh;

+ Trường hợp lấy hộ phải có giấy uỷ quyền hoặc chứng minh nhân dân;

b, Cách thức thực hiện: Tại cơ quan hành chính nhà nước.

c, Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu phụ lục 02;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

+ Phương án kinh doanh;

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các quy định tại các Điểm a, b, c, Khoản 1 Điều 19 còn phải có thêm: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận);

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông.

2. Đối với hộ kinh doanh:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu phụ lục 02;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d, Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tập thể, Cá nhân.

f, Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông Vận tải.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:  Sở Giao thông Vận tải.

– Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

g, Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lái xe.

h, Lệ phí (nếu có):

–  Phí cấp giấy phép: 50.000 đ

i, Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo phụ lục 02;

k, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

l, Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính:

– Nghị định số 91/2009/NĐ – CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô;

– Nghị định số 93/2012/NĐ – CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/NĐ – CP ngày 21/10/2009 của Chính phù về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô;