Dich vụ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

CO CQ LÀ GÌ ? GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VÀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA

CO, CQ với những người làm trong nghành xuất nhập khẩu thì chẳng có gì lạ lẫm nhưng với những người mới vào nghề, chưa bao giờ tiếp xúc với giấy tờ thủ tục xuất nhập khẩu chắc hản vẫn còn nhiều thắc mắc với 2 loại giấy tờ này.
Vậy CO CQ là gì? Hãy tìm hiểu lần lượt từng loại giấy tờ nhé

GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ CO

Giấy chứng nhận xuất xứ CO hay còn tên gọi tiếng anh là  Certificate of Origin: Nó chính là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà nước sở tại cấp cho bên xuất khẩu hàng hóa, chứng nhận là hàng hóa của nước đó.
Có thể nói một cách thô thiển hơn  CO chính là giấy xác nhận sản phẩm chính hãng được sản xuất tại nước đó không phải là hàng trôi nổi, hàng giả hàng nhái. Chính nhờ có CO này mới giúp các chuyên viên kiểm định và xác nhận được kỹ càng hơn các loại sản phẩm xuất nhập khẩu.

  • Thông thường các nước ( Kể cả Việt Nam) Thường có chính sách ưu đãi thuế đặc biệt với những mặt hàng và loại hàng có giấy chứng nhận C/O rõ ràng được cấp tại nước sở tại.
  • Mọi người thường nghĩ rằng CO chỉ cần phù hợp ở nước nhập khẩu là đủ nhưng thực tế bạn phải đảm bảo CO này được chấp thuận ở cả nước nhập khẩu mới đủ. Thông thường các doanh nghiệp thường xin CO để nhận được những ưu đãi của các doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể hưởng những ưu đãi về thuế. Doanh nghiệp có thể xin nợ CO nếu chưa xin được giấy này
  • CO có vai trò rất lớn trong xuất nhập khẩu, một số mặt hàng sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam nếu không có CO. Tất nhiên không phải tất cả các mặt hàng.
  • CO được phân ra rất nhiều loại Form khác nhau dưa vào vùng lãnh thổ các nước :

CÁC MẪU FORM CO THƯỜNG GẶP NHẤT TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

 +  CO form A: Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
+  CO form B: Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi.
+ CO form D: Hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
+  CO form E: Hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).
+  CO form S: Hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.
+  CO form AK: Hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2).
+  CO form AJ: Hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3).
+   CO form VJ :Việt nam – Nhật Bản.
+   CO form GSTP: Hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP.
+   CO form ICO: Cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).
+   CO form T: Cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU.
+   CO form Mexico: Cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico.
+   CO form Venezuela: Cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela. CO form Peru: Cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.
+  CO form AANZ: ASEAN – Australia – New Zealand.
+  CO form VC: Việt Nam – Chile.
+  CO form AI :ASEAN – Ấn Độ.
+  Form A
CO thường dễ bị sai và không được hải quan chấp nhận, khi đó doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế  sẽ khiến doanh nghiệp đội chi phí nên rất lớn.

GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG CQ

Giấy chứng nhận chất lượng CQ : Viết tắt là : Certificate of quality.
Nôm na loại giấy này là chứng nhận hàng hóa có tên trên giấy phù hợp với tiêu chuẩn của nước sở tại.

Hiên nay hội nhập nên CQ thường một số nước mặc định theo một số tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo kinh doanh và chất lượng sản phẩm. Khi có CQ điều đó đồng nghĩa với một bản cam kết của cơ quan chức năng chứng nhận sản phẩm có CQ là sản phẩm đảm bảo những tiêu chuẩn đo lường nhất định của các quốc gia.

MỤC ĐÍCH CỦA CQ :
Là đưa ra thước đo chuẩn về chất lượng hàng hóa để các doanh nghiệp trong nước từ đó lấy làm mốc chuẩn. Trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn đo lường chất lượng khác nhau. Các doanh nghiệp

PHÂN BIỆT CO và CQ

Điều mọi người hay nhầm lẫn nhát chính là nhầm CO – CQ là cùng một loại giấy tờ. Thực tế Đây là 2 loại giấy tờ khác nhau rất rõ ràng, thậm chí là 2 mảng khác nhau hoàn toàn.

  • Có sản phẩm cần cả 2 loại CO, CQ,
  • Có sản phẩm chỉ cần 1 trong 2 loại
  • Có sản phẩm không cần bất kỳ loại giấy tờ nào cả 2 loại.

CO là giấy về mảng chứng nhận xuất xứ còn CQ là giấy chứng nhận sản phẩm.

  • Cả hai loại giấy này đều  được chứng nhận và sản xuất ở tại một nước, theo quy chuẩn ở nước xuất khẩu chứ không phải ở nước khác. CQ có một chút thay đổi nó cũng có thể là
  • CO, CQ thường đi liền với nhau đây cũng chính là lý do tại sao mọi người hay nhầm lẫn giữa 2 loại giấy này.
  • CO, CQ chỉ được cấp cho các lô hàng xuất nhập khẩu đi các nước khác nhau, hàng trong nước hay các vấn đề khác sẽ không được xuất 2 loại giấy và chứng từ này.
  • Cả CO và CQ đều có vai trò rất quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa nó giống như tấm thẻ bài thông quan, giúp các nước kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất và nhập khẩu khỏi nước mình. Vừa đảm bảo hàng hóa trong nước không bị hỗn loạn, cũng là cách doanh nghiệp các nước giữ uy tín thương hiệu của các nước.

Việc hiểu rõ CO, CQ rất cần thiết và cực kỳ quan trọng với các doanh nghiệp doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hiểu rõ cá loại giấy này để đảm bảo được các loại giấy tờ này đúng nhất giúp các doanh nghiệp  hợp pháp hóa hải quan với các doanh nghiệp khác nhau.

Dich vụ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của Luật Thái Hà nhanh chóng, giá rẻ và đảm bảo mag lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng.

Luật Thái Hà gửi bạn thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O chuẩn nhất hiện nay:

1. Các bước cần thiết thực hiện trước khi đề nghị cấp C/O:

Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;

Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định)1;

Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;

Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.

Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;

Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.

VD: C/O mẫu A XK sang EU – Annex 22-03, Thụy Sỹ – Annex 4, Japan – Annex 5, … hoặc C/O mẫu B – Phụ lục I – thông tư 05/2018/TT-BCT

Bước 7: Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6, vận dụng các điều khoản ngoại lệ/đặc biệt sau:

· Quy định vi phạm cho phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối với các nguyên vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ áp dụng theo tiêu chí “Chuyển đổi ãm số hang hóa”;

· Quy định cộng gộp song phương;

· Quy định cộng gộp khu vực;

· Quy định cộng gộp khác và/hoặc các quy định mở rộng liên quan khác.

2. Đăng ký hồ sơ thương nhân (Điều 13 của NĐ 31/2018/NĐ-CP)

Nộp 1 bộ hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu. Hồ sơ thương nhân bao gồm:

· Thông tin của thương nhân (Mẫu VCCI HCM);

· Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O và mẫu dấu (Mẫu số 01 của NĐ 31/2018/NĐ-CP);

· Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Mẫu số 02 của NĐ 31/2018/NĐ-CP);

· Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Ký, đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

· Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an (nếu có).

3. Hồ sơ đề nghị cấp C/O mới (Điều 15, NĐ 31/2018/NĐ-CP):

Chứng từ xuất khẩu:

· Đơn đề nghị cấp C/O (Mẫu số 4 của NĐ 31/20018/NĐ-CP);

· Phiếu ghi chép (Mẫu VCCI HCM);

· Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh (thông thường là 1 bản chính và 3 bản copy);

· Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu (Có xác nhận của thương nhân);

· Bản sao hóa đơn thương mại (Ký, đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

· Bản sao B/L hoặc AWB hoặc chứng từ vận tải tương đương (Ký, đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

Chứng từ chứng minh nguồn gốc:

· Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc xuất xứ không ưu đãi (Chọn mẫu Bảng kê khai NVL phù hợp: 8 mẫu khác nhau);

· Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ (Phụ lục X của TT 05/2018/TT-BCT);

· Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

4. Hồ sơ đề nghị cấp lại C/O (Điều 18, NĐ 31/2018/NĐ-CP):

· Đơn đề nghị cấp C/O (Mẫu số 4 của NĐ 31/20018/NĐ-CP);

· Phiếu ghi chép (Mẫu VCCI HCM);

· Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh (thông thường là 1 bản chính và 3 bản copy);

Các trường hợp cấp lại C/O căn cứ vào điều 18 của NĐ 31/2018/NĐ-CP.

5. Khai C/O qua mạng: Doanh nghiệp khai C/O trên website: http://comis.covcci.com.vn và thực hiện theo từng bước theo yêu cầu/hướng dẫn tại website.

Lưu ý: Trước khi khai C/O qua mạng, doanh nghiệp cần đăng ký hồ sơ thương nhân với chữ ký số được kích hoạt trên trang web: http://comis.covcci.com.vn.

1. Việc khai báo thiếu chính xác mã HS của sản phẩm sẽ dẫn đến khả năng từ chối cấp C/O tại Việt Nam hoặc bị từ chối tiếp nhận C/O của hải quan nước nhập khẩu.

2. Doanh nghiệp đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc thông tin của doanh nghiệp được thay đổi hoặc cập nhật 2 năm/lần theo quy định.

Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O (Certificate of Origin):

– Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

– Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch

Tại sao nên chọn dịch vụ của Luật Thái Hà ?

– Đảm bảo mức phí hợp lý dành cho các doanh nghiệp

– Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics, Luật Thái Hà là 1 trong những thương hiệu hàng đầu về dịch vụ khai báo hải quan, vận tải quốc tế,…

– Luật Thái Hà luôn chú trọng đến sự chuyên nghiệp và uy tín

– Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng, đặt uy tín lên hàng đầu

– Luôn làm hài lòng các doanh nghiệp nhờ thực hiện dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và thái độ nhân viên thân thiện.