Khi thành lập công ty chế biến thực phẩm thì cần chuẩn bị những gì? Hồ sơ ra sao? Có cần lưu ý điều gì không? Nếu bạn đang băn khoăn về những vấn đề này thì những kinh nghiệm thành lập công ty chế biến thực phẩm trong bài viết sau đây sẽ hữu ích với bạn đấy!
I/ Kinh nghiệm thành lập công ty chế biến thực phẩm – Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Kinh nghiệm thành lập công ty chế biến thực phẩm quan trọng nhất chính là kinh nghiệm làm hồ sơ, thủ tục cần thiết khi mở doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Giấy đề nghị cấp phép đăng ký thành lập công ty chế biến thực phẩm
– Danh sách thành viên cũng như cổ đông của công ty chế biến thực phẩm
– Điều lệ chi tiết của doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
– Giấy CMND, hộ chiếu cũng như các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân tương đương nếu là tổ chức
>>> Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Luật Thái Hà hoàn thành và nộp hồ sơ.
II/ Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin khi mở doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Kinh nghiệm thành lập công ty chế biến thực phẩm cũng quan trọng không kém mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đó chính là việc chuẩn bị thông tin công ty. Chỉ khi thông tin công ty hợp lệ, đúng quy định, mới có thể đăng ký kinh doanh thuận lợi. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý:
1. Chọn người làm đại diện pháp luật cho công ty chế biến thực phẩm:
– Công ty chế biến thực phẩm cần chọn người đại diện pháp luật có năng lực, khả năng, bởi đây là người quan trọng, quyết định những công việc liên quan đến công ty. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Chuẩn bị tên cho công ty chế biến thực phẩm không trùng lặp
– Tên công ty chế biến thực phẩm thì không được trùng lặp và không đặt tên gây nhầm lẫn với công ty khác. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó thì không được đăng ký. Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký thì không hợp lệ.
– Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Tên tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. Doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu tên công ty để tránh trường hợp trùng lặp và giống với doanh nghiệp khác.
3. Loại hình công ty phù hợp với doanh nghiệp chế biến thực phẩm:
– Công ty chế biến thực phẩm cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau: Công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần. Mỗi loại hình công ty có những đặc điểm riêng. Bạn hãy cân nhắc và chọn loại hình phù hợp với công ty mình.
4. Địa chỉ của công ty:
– Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Địa chỉ của công ty chế biến thực phẩm điện tử phải đảm bảo các điều kiện là không thuộc khu vực cấm, không lấy khu chung cư, tập thể làm địa chỉ công ty
– Doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng để làm địa chỉ cho công ty chế biến thực phẩm nếu muốn tiết kiệm chi phí thuê văn phòng. Cấm sử dụng địa chỉ giả nếu không sẽ không được phép đăng ký kinh doanh.
5. Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty chế biến thực phẩm
– Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai vốn điều lệ phù hợp với khả năng, điều kiện của công ty mình hoặc tùy theo quy định ngành nghề đăng ký kinh doanh.
– Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu gì về vốn thì có thể đăng ký kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào mong muốn hay tài chính công ty.
– Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn pháp định hay vốn ký quỹ thì cần đăng ký vốn điều lệ theo đúng quy định, tức là phải đăng ký vốn điều lệ tối thiểu ít nhất ngang bằng với vốn pháp định hoặc đăng ký nhiều hơn, chứ không được ít hơn so với mức vốn pháp định. (
6. Ngành nghề đăng ký kinh doanh
– Khi thành lập công ty chế biến thực phẩm thì doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp, liên quan để có thể tiến hành dịch vụ chế biến thực phẩm và áp mã ngành chính xác để tiến hành kinh doanh chế biến thực phẩm.
– Cụ thể, doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh một số ngành nghề như sau:
Tên ngành | Mã ngành |
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt | 1010 |
Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản | 1020 |
Chế biến và bảo quản rau quả | 1030 |
Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa | 1050 |
Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật | 1040 |
Sản xuất các loại bánh từ bột | 1071 |
Xay xát và sản xuất bột thô | 1061 |
Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn | 1075 |
Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo | 1073 |
Sản xuất đường | 1072 |
Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột | 1062 |
Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự | 1074 |
Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản | 1080 |
Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu | 1079 |
>>> Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể không cần chuẩn bị điều kiện ngành nghề và có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện kinh doanh và xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mới được đi vào hoạt động.
III/ Kinh nghiệm hoàn tất thủ tục liên quan sau khi công ty thành lập
Thực tế, sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải hoàn tất một số thủ tục liên quan mới có thể thuận lợi đi vào kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp cần tiến hành:
1. Xin giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
Doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần đảm bảo những điều kiện như chất lượng thực phẩm, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuân thủ những điều kiện về máy móc sản xuất và bảo quản thực phẩm. Sau đó, doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện chế biến thực phẩm (giấy phép con) theo quy định thì mới được đi vào hoạt động.
2. Tiến hành đăng ký chữ ký số điện tử
– Doanh nghiệp cần mua chữ ký số để nộp báo cáo thuế và đóng thuế. Kế toán của công ty chế biến thực phẩm sử dụng chữ ký này để tiến hành đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp. Để có thể sử dụng chữ ký số đóng thuế, doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế điện tử cho tài khoản ngân hàng của công ty mình khi làm tài khoản ngân hàng.
3. Tiến hành góp vốn vào công ty chế biến thực phẩm trong vòng 90 ngày
– Thành viên, cổ đông công ty phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Thành viên, cổ đông công ty có thể góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản đã cam kết. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
4. Tiến hành thuê kế toán hoặc dịch vụ kế toán:
– Công ty chế biến thực phẩm có thể tiến hành thuê một nhân viên kế toán riêng cho công ty để thực hiện việc báo cáo thuế, đóng thuế, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ. Hoặc để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán tại Luật Thái Hà.
5. Tiến hành công bố thông tin đăng ký công ty
– Theo quy định điều 33 của Luật doanh nghiệp về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thì Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.
– Trường hợp doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sau khi thành lập công ty chế biến thực phẩm thì tùy vào mức độ vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng cho đến 2 triệu đồng.
6. Thực hiện đóng thuế sau khi mở công ty chế biến thực phẩm:
Doanh nghiệp cần tiến hành đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty chế biến thực phẩm. Các loại thuế cụ thể bao gồm:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
– Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
– Thuế môn bài, công ty chế biến thực phẩm phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
7. Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng giao dịch:
– Công ty chế biến thực phẩm sau khi đi vào hoạt động cần tiến hành đăng ký mở tài khoản ngân hàng giao dịch cho công ty. Đại diện pháp luật hoặc chủ công ty mang CMND + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở Kê Hoạch và Đầu Tư.
8. Tiến hành thông báo phát hành hóa đơn:
– Công ty chế biến thực phẩm cần tiến hành thông báo phát hành hóa đơn đúng với quy định. Sau đó in hoặc đặt in hóa đơn hay đăng ký mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng đúng quy định. Việc phát hành hóa đơn chỉ được thực hiện khi đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
9. Tiến hành khắc con dấu và công bố mẫu dấu của công ty
– Công ty chế biến thực phẩm tiến hành khắc con dấu của riêng công ty sau khi có mã số thuế. Trên con dấu cần có tên công ty và mã số doanh nghiệp. Con dấu có hình tròn và hình thức trên con dấu có thể theo ý doanh nghiệp.
– Sau khi hoàn tất việc khắc con dấu, doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục công khai mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo đúng quy định.