1. Tư vấn về điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần
Điều kiện chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần được pháp luật quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên, thủ tục chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là một những thủ tục phức tạp. Bởi lẽ, vì cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần gồm nhiều thành viên, có sự hạn chế chuyển nhượng đối với các cổ đông sáng lập. Đồng thời, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều loại cổ phần như cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi, cổ phần hoàn lại,…Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới Luật Thái Hà, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
+ Điều kiện chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần;
+ Thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần;
+ Nội dung hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
+ Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi tư vấn bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm tại một số tình huống tư vấn sau đây:
2. Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần
Hỏi: Chào luật sư, cho tôi hỏi, Hiện tại công ty của tôi là công ty cổ phần gồm 4 thành viên và tôi là chủ tịch hội đồng quản trị với 50% vốn,3 thành viên kia nắm 50% vốn. Hiện tại 3 người kia muốn chuyển nhượng số cổ phần đó cho người khác. Tôi xin tư vấn là bây giờ công ty chúng tôi cần làm những thủ tục gì để 3 thành viên kia chuyển nhượng được vốn.(công ty chúng tôi thành lập từ năm 2009) Xin cảm ơn luật sư.
Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Thái Hà, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện chuyển nhượng cổ phần của cổ đông.
“d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.” ( Điểm d, khoản 1 Điều 110 LDN 2014).
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 3 Điều 119 LDN 2014:
“3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”
Và quy định tại khoản 1 Điều 126 LDN 2014:
“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”
Theo thông tin anh cung cấp, công ty trên thành lập năm 2009, đến nay đã được 6 năm, do vậy không bị hạn chế quyền chuyển nhượng theo khoản 3 Điều 119. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này chỉ được thực hiện nếu điều lệ công ty không quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Thứ hai, về thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
1. Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:
Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.
Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định.
2. Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông:
Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông.
Tiến hành đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có).
Câu hỏi thứ 2 – Quy định về điều kiện kinh doanh gas
Tôi đang dự tính kinh doanh mặt hàng Gas chủ yếu loại bình Gas 45 kg. Tôi dự tính kinh doanh cùng với Gạo, vì cửa hàng khoảng 12 m2 tội để chung 2 mặt hàng cung 1 kho xin hỏi có được không. Tôi có đọc thông tư thì không có phần cấm kinh doanh Gas cùng các loại lương thực thực phẩm, quy định thì có cấm, nên không hiểu. xin tư vấn cho tôi Chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Về điều kiện kinh doanh khí Gas, Nghị định 19/2016/NĐ-CP quy định những cơ sở hoạt động kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện như: Đáp ứng Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo về phòng cháy và chữa cháy, an toàn theo quy định hiện hành; địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều kiện về an toàn phòng cháy, chưa cháy:có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
Như vậy, không có quy định nào về việc cấm đặt gas với những hàng hóa khác.