I. Dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói
- Tư vấn về các loại hình doanh nghiệp.
- Tư vấn về việc chọn địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiêp.
- Tư vấn về việc đặt tên doanh nghiệp để tránh trùng lặp và theo đúng quy định của pháp luật
- Tư vấn về việc đăng ký vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Tư vấn về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, cách ghi mã ngành, tư vấn về những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định hay chứng chỉ hành nghề trước khi thành lập.
- Tư vấn về việc thỏa thuận vốn góp (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), cổ phần của các cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần) theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích của các cổ đông hay thành viên của công ty.
II. Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Hà Nội
- Soạn thảo hồ sơ, điều lệ công ty
- Nộp và nhận kết quả Đăng ký kinh doanh tại sở Kế hoạch và Đầu tư
- Khắc con dấu tròn và công bố mẫu dấu hợp lệ
- Làm thủ tục Công bố doanh nghiệp thành lập mới trên Cổng thông tin
III. Các bước thành lập công ty
- Bước 1: Khách hàng khi đăng ký gói hỗ trợ thành lập công ty từ công ty luật Thái Hà thì chỉ cần chuẩn bị bản sao CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn của thành viên sáng lập ra công ty.
- Nếu chưa có bản công chứng, quý khách có thể gửi cho Luật Thái Hà bản gốc để được photo công chứng miễn phí.
- Bước 2: Sau đó, công ty luật Thái Hà sẽ soạn hồ sơ cho khách hàng để thành lập công ty.
- Khách hàng cần cung cấp cho Luật Thái Hà: Tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề dự kiến kinh doanh, thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, người đại diện theo luật pháp của công ty, vốn điều lệ của công ty. Trên những thông tin mà khách hàng cung cấp. Luật Thái Hà sẽ gửi hồ sơ thành lập công ty để khách ký.
- Bước 3: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nhận hồ sơ có chữ ký của khách hàng, Luật Thái Hà sẽ nộp hồ sơ và cam kết dưới 5 ngày khách hàng được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 4: Sau khi có mã số thuế, Luật Thái Hà sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp và công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin điện tử. Theo quyết định năm 2017, mỗi doanh nghiệp có quyền khắc nhiều con dấu cho hoạt động kinh doanh. Và Luật Thái Hà sẽ hỗ trợ tối đa doanh nghiệp các thủ tục liên quan nếu muốn sử dụng con dấu thứ hai.
- Bước 5: Song song với nội dung bước 4, Luật Thái Hà sẽ công bố hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp quý khách.
IV. So sánh Công ty TNHH và Công ty Cổ Phần
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn (viết tắt TNHH) được chia thành: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty TNHH có số nhân viên không vượt quá 50 người.
- Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản trong số vốn điều lệ thì có tư cách pháp nhân. Đặc điểm riêng biệt của Công ty TNHH là không được phát hành cổ phần.
- Ngược lại với Công ty TNHH, Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập và không giới hạn cổ đông tham gia. Các cổ đông chỉ cần cung cấp giấy CMND hoặc hộ chiếu có công chứng để làm thủ tục thành lập công ty cổ phần.
V. Hồ sơ thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần
Hồ sơ thành lập Công ty TNHH:
- Bản sao công chứng CMND hoặc hộ chiếu
- Danh sách những thành viên công ty với những công ty có từ 2 thành viên trở lên.
- Giấy đề nghị làm đăng ký doanh nghiệp.
- Bản dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp.
- Văn bản, giấy tờ chứng minh trụ sở của công ty nếu công ty nằm trong số tầng của tòa nhà.
- Nếu nghề nghiệp có giấy hành nghề thì cần cung cấp chứng chỉ hành nghề gốc.
- Với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì cần có giấy ký quỹ.
- Nếu thành viên trong công ty là tổ chức thì có thêm văn bản ủy quyền đại diện quản lý góp vốn.
- Văn bản ủy quyền cho công ty Luật Thái Hà thực hiện.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần:
- CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực được công chứng.
- Danh sách những cổ đông đồng sáng lập.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoạt động.
- Dự thảo Điều lệ của công ty.
- Bản sao hợp lệ một trong số những giấy tờ chứng thực.
- Giấy CN ĐKDN/Giấy CN ĐKKD đổi với những đơn vị tổ chức (Trừ những đơn vị là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) kèm theo giấy chứng thực của cá nhân, quyết định ủy quyền của Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
- Với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bổ sung thêm giấy tờ được yêu cầu.
- Có văn bản xác nhận vốn pháp định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền (Với những loại hình ngành nghề theo quy định của pháp luật, phải có vốn pháp định).
- Kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành, Giám đốc/ Tổng giám đốc phải có bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề.
- Giấy ủy quyền cho Luật Thái Hà thực hiện.
- Hồ sơ cần có 2 bản. Một bản giữ cho công ty, bản còn lại nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh.
VI. Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Hiện nay trên thị trường rất nhiều nơi báo giá chi phí thành lập công TNHH 1 thành viên, 2 thành viên, cổ phần rất nhiều. Từ thượng vàng đến hạ cám…Từ 300.000 – 5.000.000 đều có đủ. Nhưng để có chi phí cụ thể và chi tiết nhất thì bạn cần xem qua các chi phí thực tế dưới đây
Chi phí này chỉ là chi phí mới khởi điểm cho việc chuẩn bị thủ tục, hồ sơ giấy tờ mà thôi. Và đây cũng chỉ là bước đầu tiên cho quá trình xây dựng chỗ đứng cho công ty mới của bạn trên nền tảng pháp luật.
Tại đây, chi phí bạn phải đóng ở bước này là 500.000 – 1.000.000 VNĐ (tiền nộp cho sở kế hoạch và đầu tư). Cùng với bước này bạn sẽ làm con dấu và nộp mẫu dấu lên sở.
Từ ngày 01/7/2015, khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, thì doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng con dấu(nghĩa là doanh nghiệp có quyền có nhiều hơn 01 con dấu) và cả hình dáng, màu sắc, kích thước của con dấu của công ty.
Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Hiện tại, chi phí khắc dấu bên ngoài dao động từ 500.000 – 800.000 VNĐ.
Vậy tổng chi phí ở bước 1 các bạn chỉ phải tốn 800.000 – 2.000.000 VNĐ để có được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Hay thường gọi là Giấy Phép Kinh Doanh).
Nếu tự làm thì thời gian đợi ra giấy khoảng 3 -5 ngày nếu đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
Bạn chỉ cần chuẩn bị duy nhất bản sao CMND/ Thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của thành viên góp vốn.
Với các loại Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt (Luật Thái Hà sẽ tư vấn để Quý khách chuẩn bị theo quy định của pháp luật) một cách tỉ mỉ và nhanh chóng nhất.
VII. Thành lập công ty hết bao nhiêu tiền?
1. Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp( hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư)
- Cơ quan thu phí: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh.
- Lệ phí : 200.000 VNĐ
- Lệ phí làm con dấu thành lập doanh nghiệp(nếu như trước ngày 1/7/2015, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục khắc con dấu tại Bộ Công an thì từ 1/7/2015 trở đi, Luật Doanh nghiệp 2014 trao quyền tự quyết về con dấu cho doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp sẽ tự chọn nhà cung cấp dịch vụ khắc dấu rồi làm thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định):
- Cơ quan thu phí: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khắc dấu được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Lệ phí: 100.000 VNĐ – 400.000 VNĐ (phụ thuộc vào mẫu con dấu cũng như giá dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khắc dấu quý khách lựa chọn).
2. Phí đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp
- Cơ quan thu phí: Tòa soạn báo nơi doanh nghiệp lựa chọn để đăng bố cáo.
- Phí : 300.00 VNĐ – 1.000.000 VNĐ (tùy từng tờ báo).
3. Phí mua chữ ký số và hóa đơn
- Cơ quan thu phí mua chữ ký số: cơ quan cung cấp chữ ký số mà quý khách lựa chọn.
- Phí mua chữ ký số hiện tại khoảng 1.300.00 VNĐ sử dụng trong vòng 4 năm (tùy vào cơ quan cung cấp chữ ký số quý khách lựa chọn).
- Phí in hóa đơn (tùy thuộc vào nhà in quý khách chọn để in hóa đơn) khoảng 150.000 VNĐ/ 5 cuốn.
1) Thuế môn bài:
- Bậc thuế môn bài Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm
- Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000
- Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000
- Bậc 3 Từ 2 tỷ đến 5 tỷ 1.500.000
- Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000
2) Thuế thu nhập doanh nghiệp:
3) Thuế giá trị gia tăng:
- Phương pháp khấu trừ thuế: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng (=) thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
- Phương pháp tính trực tiếp trên gía trị gia tăng: (chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau: Cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ờ Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.)
- Giá trị gia tăng bằng gía thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải nộp các loại thuế khác như: thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất, thuế tiêu thụ đắc biệt…