Việc nhập hộ khẩu cho người ở nhờ xảy ra phổ biến khi bố mẹ mua nhà đứng tên mình nhưng muốn cho con đăng ký hộ khẩu tại đó.
Luật sư xin trả lời bạn như sau:
Trường hợp của bạn, do bố mẹ là người đứng tên nhà nhưng không có nhu cầu nhập hộ khẩu cho cả nhà vào căn chung cư tại Hà Nội, vì thế, không thể nhập hộ khẩu theo diện nhập vào nhà người thân theo khoản 2 Điều 20 Luật cư trú được. Tuy nhiên, con bạn có thể đăng ký thường trú tại đó theo diện ở nhờ.
Theo khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
– Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/ người.
Về hồ sơ, con bạn cần chuẩn bị 01 Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó, 02 vợ chồng bạn cần ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào Tờ khai hoặc lập 01 văn bản đồng ý riêng.
Đồng thời, bạn cũng lập 01 Hợp đồng cho con ở nhờ sau đó đem công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định, con bạn phải xuất trình Sổ đỏ, sổ hồng của nhà, trong đó có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tất cả giấy tờ nêu trên nộp tại Công an phường đang ở để được giải quyết.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Công an phường phải thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của con bạn vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.