Thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được phép sang tên Sổ đỏ?

Thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được phép sang tên Sổ đỏ?

  1. Diện tích tối thiểu là bao nhiêu?
  • Diện tích tối thiểu là gì?

Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, diện tích tối thiểu là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được phép nhỏ hơn (diện tích tối thiểu không tính phần chỉ giới xây dựng, hành lang an toàn giao thông).

  • Diện tích tối thiểu của 63 tỉnh thành là khác nhau

Theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Như vậy, diện tích tối thiểu được phép tách thửa do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên diện tích tối thiểu giữa các tỉnh, thành là khác nhau.

  1. Đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được sang tên?

Để biết thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được chuyển nhượng, tặng cho hay không thì cần biết điều kiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Để được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì các bên phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định:

  • Điều kiện của người chuyển nhượng, tặng cho

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi có đủ điều kiện sau:

– Đất không có tranh chấp.

– Có Giấy chứng nhận, trừ 02 trường hợp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Còn thời hạn sử dụng đất.

  • Điều kiện của người nhận chuyển nhượng, tặng cho

Căn cứ Điều 191 Luật Đất đai năm 2013, người nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải không thuộc một trong các trường hợp sau:

– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

  1. Đất đã được cấp giấy chứng nhận

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận, trừ 2 trường hợp.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài bốn điều kiện trên đây, trong một số trường hợp người sử dụng đất phải có thêm các điều kiện khác.

Cũng theo khoản 3 Điều này, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà đã có giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký lần đầu thì phải đăng ký biến động đất đai. Hay nói cách khác, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà đã được cấp giấy chứng nhận thì phải sang tên giấy chứng nhận (người dân thường gọi là sang tên Sổ đỏ).

Ngoài ra, căn cứ Điều 191 Luật Đất đai năm 2013, người nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải không thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Như vậy, nếu thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng đã được cấp giấy chứng nhận khi chuyển nhượng thì sẽ được sang tên giấy chứng nhận. Bởi vì, theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.

Như vậy, trường hợp nhận chuyển nhượng thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu mà không có giấy chứng nhận thì không được phép; người mua không nên mua thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu nếu không có giấy chứng nhận.