Tất cả các sản phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được các cơ quan chức năng cấp phép đều không được phép lưu thông và kinh doanh trên thị trường. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp tự sản xuất các sản phẩm, hàng hóa mang dấu ấn riêng và tạo thương hiệu riêng cho mình. Vì thế doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra thị trường.
Sau đây, cùng Luật Thái Hà tìm hiểu về các sản phẩm được phép tự công bố và trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm như thế nào:
Những sản phẩm nào được thuộc diện tự công bố?
Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, quy định về tự công bố như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm như thế nào?
Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm như sau:
1.Hồ sơ tự công bố sản phẩm:
- Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu nhà nước quy định)
- Bản sao Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm mà doanh nghiệp muốn công bố trong thời hạn 12 tháng
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
- Mẫu nhãn sản phẩm
2.Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân tự đăng tải thông tin sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp mình, cũng có thể niêm yết công khai tại trụ sở doanh nghiệp. Đồng thời nộp 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Bước 2: Ngay sau khi thực hiện tự công bố thì tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu hoàn toàn trách nhiệm về an toàn của sản phẩm đó
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Quy định này của pháp luật còn khá mới mử nên nhiều doanh nghiệp còn bỡ ngỡ, chưa biết thực hiện thủ tục như thế nào là hợp lý nhất. Vì vậy, hãy để Luật Thái Hà đồng hành cùng các bạn.
THAI HA LAW – Công ty luật Thái Hà là một công ty luật trực thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý, với thế mạnh chuyên tư vấn các loại giấy phép con, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở, giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn du học với đội ngũ chuyên viên tận tình, nhiệt huyết, rất mong muốn được hợp và trở thành đối tác tin cậy của Quý khách hàng. Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT THÁI HÀ
Đ/c: Phòng 301, Tầng 3, Số 369 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, hà Nội
Email: thaihalaw@gmail.com or tranhien.thaihalaw@gmail.com
Tel: 024.3566.7228 Hotline: 0971.172.774
Người viết: Trần Thúy Hiên