Sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực khiếu kiện hành chính

Quyền khiếu nại của công dân là một quyền hiến định được cụ thể hoá trong luật khiếu nại tố cáo và nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên hiện nay tình trạng khiếu nại tràn lan vượt cấp đã dẫn đến đơn thư tồn đọng lâu ngày người khiếu nại luôn cảm thấy “oan ức” còn cơ quan nhà nước thì mất nhiều thời gian công sức mà sự việc vẫn không được giải quyết. Những người dân thậm chí cả các tổ chức khi cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính hành vi hành chính thì chỉ nghĩ đến việc khiếu nại mà không tính đến việc tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực khiếu nại thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước. Họ thường quan niệm rằng muốn được giải quyết khiếu nại nhanh chóng cần gửi đơn đến càng nhiều cơ quan càng tốt hay trực tiếp gửi đơn đến chính quyền Trung ương những cán bộ cấp cao của Đảng … Bên cạnh đó trình bày đơn khiếu nại của họ đôi khi thiếu mạch lạc không nêu rõ yêu cầu hoặc không đúng quy cách. Đây là những nguyên nhân phổ biến có thể khiến cho khiếu nại chậm được giải quyết.

Một thực trạng tương tự cũng xảy ra đối với quá trình giải quyết các vụ án hành chính. Đơn kiện gửi đến các Toà hành chính rất nhiều nhưng có những  yêu cầu không thuộc thẩm  quyền của Toà hành chính  hoặc đã quá thời hiệu khởi kiện không được Toà án thụ lý. Những người “dân đi kiện quan” đa phần không thể tự chuẩn bị đủ căn cứ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân mà chủ yếu đưa ra những lý lẽ theo nhận thức chủ quan.

Những vấn đề trên phải chăng là biểu hiện sự thiếu vắng vai trò của Luật sư trong lĩnh vực khiếu kiện hành chính?

Hiện nay khi khả năng cập nhật các quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân tổ chức còn hạn chế thì sự tham gia tư vấn của Luật sư về thủ tục khiếu nại trở nên rất cần thiết. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng quy định rõ : “Đương sự có thể uỷ quyền bằng văn bản cho Luật sư hay người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng. Đương sự tự mình hoặc có thể nhờ Luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình” (Điều 6). Như vậy cũng như vụ án dân sự kinh tế lao động …  đương sự trong các vụ án hành chính cũng có thể mời Luật sự đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Đặc thù của các vụ án hành chính: người khởi kiện là cá nhân tổ chức – đối tượng của quyết định hành chính và hành vi hành chính còn người bị kiện là cơ quan hành chính – nhà nước. Xuất phát từ đặc thù ấy sự tham gia của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện càng có ý nghĩa quan trọng.

Vậy Luật sư với tư cách là người tư vấn trong giai đoạn tiền tố tụng hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người đại diện cho đương sự trong giai đoạn tố tụng hành chính tại Toà án sẽ có thể làm những gì ?

Thứ nhất Luật sư tư vấn cho khách hàng khiếu kiện đến đúng cơ quan có thẩm quyền và đúng trình tự thời hiệu theo quy định của pháp luật. Không loại trừ trường hợp những quyết định hành chính hành vi hành chính là hợp pháp nhưng do chưa nhận thức đúng cá nhân tổ chức vẫn muốn khiếu kiện. Luật sư có thể giải thích cho khách hàng hiểu để từ bỏ ý định khiếu kiện vừa đỡ tốn kém cho bản thân họ vừa tránh gây khó khăn phức tạp cho cơ quan giải quyết khiếu kiện.

Thứ hai Luật sư là người có trình độ chuyên môn pháp lý có thể giúp khách hàng chuẩn bị các căn cứ pháp lệnh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ Đồng thời Luật sư đưa ra các lý lẽ chứng minh sự vi phạm tính hợp pháp trong nội dung cũng như hình thức của một quyết định hành chính hay hành vi hành chính.

Thứ ba trong trường hợp cần thiết Luật sư có thể trực tiếp gửi văn bản kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền. Văn bản kiến nghị dựa trên những phân tích có căn cứ pháp luật chắc hẳn sẽ phát huy hiệu quả cao hơn giúp cho yêu cầu của khách hàng được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Một ví dụ điển hình là : Văn phòng Luật sư Nguyễn Chiến vừa qua đã bảo vệ thành công cho 23 doanh nghiệp lắp ráp và kinh doanh xe máy. Các doanh nghiệp này truy thu thuế nhập khẩu không đúng với quy định pháp luật về thuế. Các doanh nghiệp đã khiếu nại đến nhiều nơi nhưng không được giải quyết. Tuy nhiên khi có văn bản kiến nghị của Văn phòng Luật sư Nguyễn Chiến và có ý kiến thẩm định của Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ ngày 14/4/2003 Chính phủ đã có văn bản số 438/CP – KTKH chấp nhận yêu cầu của 23 doanh nghiệp theo kiến nghị của Luật sư [1].

Tóm lại vai trò của Luật sư tư vấn và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong lĩnh vực khiếu kiện hành chính là không thể phủ nhận. Để nâng cao vai trò ấy về phía Luật sư cần nắm vững các quy định của phát luật về khiếu nại và tố tụng hành chính. Mặt khác xã hội cần có nhận thức đúng đắn hơn về sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực này.

Luật sư Đỗ Minh Ánh