Thủ tục và hồ sơ chuyển nhượng vốn góp trong Công Ty TNHH

Các điều kiện, thủ tục, hồ sơ khi chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong công ty TNHH không giống như công ty cổ phần, kèm theo đó là các lưu ý khi thực hiện. Luật Thái Hà sẽ thông tin chi tiết khi chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH tại bài viết này.

ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP, CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY TNHH

Trước khi thực hiện các thủ tục chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bạn cần xác định đối tượng nhận chuyển nhượng là người Việt Nam (trong công ty Việt Nam) hay người nước ngoài, khi đó:

  • Nếu chuyển nhượng cho người nước ngoài hoặc chuyển nhượng trong công ty có yếu tố nước ngoài, bạn xem thông tin tại đây.
  • Nếu chuyển nhượng trong công ty Việt Nam, loại hình công ty cổ phần, bạn xem tại đây.

Bài viết này, Luật Thái Hà sẽ chia sẻ các thông tin khi chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên.

Tùy vào loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên hay hai thành viên trở lên mà điều kiện chuyển nhượng vốn góp, cổ phần sẽ khác nhau, cụ thể:

1. Điều kiện chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong công ty TNHH một thành viên

Đối với công ty TNHH một thành viên do một người làm chủ sở hữu, khi thực hiện chuyển nhượng vốn sẽ có 2 trường hợp sau:

  • Chuyển nhượng toàn phần: Có nghĩa là chuyển nhượng 100% vốn điều lệ. Khi đó, chủ doanh nghiệp phải thực hiện đồng thời thủ tục chuyển nhượng vốn góp và thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty.
  • Chuyển nhượng một phần: Khi đó doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty thành công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần (do thay đổi số lượng thành viên).

2. Điều kiện chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

 

Tương tự công ty TNHH một thành viên, khi chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ có 2 trường hợp sau:

  • Không ảnh hưởng đến số lượng thành viên: Có nghĩa là số lượng thành viên vẫn từ hai thành viên trở lên, thì bạn chỉ cần làm mẫu thông báo thay đổi thành viên góp vốn và tỷ lệ vốn góp của các thành viên.
  • Ảnh hưởng đến số lượng thành viên: Khi việc thay đổi dẫn đến công ty chỉ còn một thành viên thì bạn vừa phải làm thông báo thay đổi số lượng thành viên góp vốn, vừa phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên.

Tải mẫu thông báo thay đổi thành viên góp vốn tại đây.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm khi thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trên giấy phép kinh doanh, bạn có thể tham khảo dịch vụ tại Luật Thái Hà:

  • Dịch vụ thay đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Dịch vụ tăng, giảm cổ đông/thành viên.

THỦ TỤC, HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN VÀ 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Để chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên, bạn chuẩn bị các hồ sơ theo bảng sau:

Hồ sơ Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Thông báo về việc chuyển nhượng
Biên bản họp hội đồng thành viên về việc chuyển nhượng
Quyết định của hội đồng thành viên về việc chuyển nhượng
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
Biên bản thanh lý hoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất chuyển nhượng
CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên mới

Tải mẫu tham khảo toàn bộ hồ sơ tại đây.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.

Thời gian trả kết quả: Bạn nhận kết quả trong vòng 5-7 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN, VỐN GÓP

Ngoài các điều kiện như Luật Thái Hà chia sẻ phần trên, thì công ty TNHH khi thực hiện chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Trong thời hạn 10 ngày, thành viên nhận chuyển nhượng phải góp đủ số vốn cam kết. Sau đó, doanh nghiệp mới được làm thông báo thay đổi thành viên góp vốn và gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập. Việc chậm góp vốn, chậm thông báo hoặc không thông báo sẽ bị Sở KH&ĐT xử phạt vi phạm hành chính.

2. Sau khi chuyển nhượng hoàn tất, trong vòng 10 ngày, cá nhân chuyển nhượng phần vốn góp phải nộp tờ khai thuế TNCN lên Chi cục thuế, nơi quản lý thuế của doanh nghiệp.