Tranh chấp ly hôn khi nuôi con

Theo quy định của Luật Hôn Nhân và Gia đình năm 2014 thì vợ, chồng có thể thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn. Trong trường hợp không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi của con. Khi con từ đủ 7 tuổi trở lên sẽ xem xét nguyện vọng của con.  Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, việc Toà án quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ dựa trên những căn cứ sau:

  • Dựa trên sự thoả thuận của vợ chồng;
  • Dựa trên nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên;
  • Con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng;
  • Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của các bên tranh chấp quyền nuôi con.

Để có thể trực tiếp nuôi con thì một trong hai bên phải chứng minh được năng lực, điều kiện để thuận lợi cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Đó là:

  • Điều kiện về kinh tế thông qua thu nhập, tài sản của người trực tiếp nuôi dưỡng con.
  • Điều kiện về thời gian, sức khoẻ, phải sắp xếp, bố trí thời gian dành cho con và sức khoẻ phải đảm bảo để có thể trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng con cái.
  • Điều kiện về môi trường sống: Có chỗ ở (nhà của mình, nhà đi thuê hợp pháp…) và môi trường sống, học tập lành mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển tinh thần của con.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con  có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cho đến khi con đủ 18 tuổi.; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Và dù người trực tiếp nuôi con là bố hay mẹ thì tất cả đều vì lợi ích của con cái mình. Chính vì vậy, hãy cùng nhau ly hôn một cách văn minh, cùng nhau bù đắp cho con những thiếu thốn về tình cảm.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Thái Hà

Đ/c: Phòng 301, Tầng 3, Số 369 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

Email: thaihalaw@gmail.com hoặc tupham.thaihalaw@gmail.com

Số điện thoại: 024.3566.7228 hoặc 0976.085.206

Chúng tôi luôn lắng nghe và đưa ra những giải pháp tốt nhất tới khách hàng.


Người viết: Đào Nguyễn