Vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính

1.Tại sao trong thực tiễn hiếm khi người bị kiện thuê luật sư tham gia tố tụng hành chính với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho mình. (Chẳng hạn như Chủ tịch UBND quận X ban hành quyết định thu hồi đất với ông A. Ông A không đồng ý nên khởi kiện vụ án hành chính ra tòa. Và trong thực tiễn ta thấy hầu như không bao giờ người bị kiện là các cơ quan nhà nước hay cá nhân có thẩm quyền thuê luật sư để biện hộ cho mình bao giờ)

Lý do :

+Người bị kiện là các “chuyên gia” trong lĩnh vực mà họ phụ trách, mặc định là họ phải nắm vửng các quy định trong lĩnh vực phụ trách mà họ bị kiện nên lý do gì phải thuê luật sư.

+ Các cơ quan hành chính hoạt động bằng tiền ngân sách,phải dự toán từ năm trước thì năm sau mới có tiền để xài cho khoản đó. Năm trước thì họ không thể “dự toán” là năm sau sẽ bị kiện được.

2.Trong trường hợp vì khả năng tài chính chỉ cho phép đương sự thuê mướn 1 trong hai người tham gia tố tụng sau

Ta nên tư vấn cho đương sự lựa chọn người tham gia tố tụng nào để có lợi hơn?

a. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp : phải là luật sư nên am hiểu pháp luật và chuyên môn cao hơn, được nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ kiện. nhưng chi phí thù lao cao

b. Người đại diện theo ủy quyền : là người nào cũng được miễn là đáp ứng điều kiện nhận UQ, nên chuyên môn không cao bằng luật sư (về nguyên tắc còn thực tế thì tùy) và chi phí thù lao thấp hơn.

Do đó nếu thấy cần quyết liệt “ăn thua” thì thuê luật sư (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp). Nếu biết chắc chắn kết quả : thắng chắc, thua chắc hoặc ít tiền thì UQ cho khõe và rẽ.

Luật tố tụng hành chính :

Điều 49. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

1. Cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Được biết, đọc, ghi chép, sao chụp và xem các tài liệu, chứng cứ do đương sự khác cung cấp hoặc do Toà án thu thập.

3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án.

4. Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

5. Yêu cầu Toà án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

6. Tham gia phiên toà.

7. Đề nghị Toà án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

8. Ủy quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng.

9. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.

10. Đề nghị Toà án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

11. Đối thoại trong quá trình Toà án giải quyết vụ án.

12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

13. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

14. Tranh luận tại phiên toà.

15. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án.

16. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

17. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Toà án.

18. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ có liên quan theo yêu cầu của Toà án.

19. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án.

20. Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà.

21. Nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

22. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

23. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng;

b) Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

c) Tham gia phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

d) Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;

đ) Tranh luận tại phiên toà;

e) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;

g) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà.

So sánh thì thấy là quyền của đương sự còn rộng hơn quyền của luật sư (người có quyền và nghĩa vụ liê quan). Về thức chất thì người có quyền và nghĩa vụ liê quan là người thực hiện quyền “tự bảo vệ” của đương sự khoản 13, điều 49.

Do đó khi làm người đại diện thì luật sư vẫn thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích đương sự được,thông qua quyền được tự bảo vệ của đương sự.

LUAT SU TRANH TUNG GIOI O HA NOI