Có được thêm con vào Sổ đỏ, Sổ hồng?

Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có bất kỳ quy định, thủ tục nào để bổ sung tên con vào Giấy chứng nhận. Điều này được thể hiện tại quy định ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận như sau:

Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định cách ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi cấp Giấy chứng nhận cho các đối tượng sau:

– Cá nhân trong nước.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

– Hộ gia đình sử dụng đất (không ghi tên thành viên trong gia đình, chỉ ghi tên chủ hộ nếu chủ hộ là người sử dụng đất).

– Vợ chồng khi có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung.

– Tổ chức trong nước.

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

– Cơ sở tôn giáo.

– Cộng đồng dân cư.

Như vậy, khi cha mẹ muốn con có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì không được bổ sung tên con vào Giấy chứng nhận.

Ngược lại, cha mẹ có quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đất của mình cho con.

Các bước để thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất…như sau:

Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (miễn thuế, lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải khai thuế, lệ phí trước bạ).

Bước 3: Đăng ký sang tên tại cơ quan đăng ký đất đai (đăng ký biến động đất đai).

Hoặc nếu cha, mẹ để lại thừa kế quyền sử dụng đất cho con thì có 2 hình thức là theo di chúc, theo pháp luật.

Khi lập di chúc phải lưu ý về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015.

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.

Khi lập di chúc phải lưu ý về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  1. a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  2. b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
  3. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.

Như vậy, mặc dù di chúc hợp pháp nhưng có một số người thừa kế sẽ không phụ thuộc vào nội dung của di chúc gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động. Hay nói cách khác, khi lập di chúc để lại toàn bộ nhà đất cho một người con nhưng cá nhân đó có con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động thì vẫn bị chia lại di sản.

Cha mẹ không được thêm tên con vào Sổ đỏ; nếu muốn chuyển quyền sử dụng đất cho con thì có quyền chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế.